Kính cản nhiệt là gì? Sử dụng kính phủ Low-E nào tốt nhất?

Kính cản nhiệt được sử dụng phổ biến để kiểm soát nhiệt độ trong phòng. Vậy kính cản nhiệt là gì? Nó có công dụng như thế nào? Hãy cùng Adoor tìm hiểu ngay sau đây. 

Kính cản nhiệt là gì? Công dụng

Kính cản nhiệt (hay kính cách nhiệt hoặc kính Low-e) là một trong những sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu ngày nay. Được sử dụng làm vật liệu cho cửa kính nhôm, mặt dựng kính, mái kính,… Kính cản nhiệt có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Ngăn tác động nhiệt từ bên ngoài vào bên trong.
  • Giữ cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định, mang lại không gian s mát mẻ trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông.
KinNgăn tác động nhiệt từ bên ngoài vào bên trong.
Kính giúp ngăn tác động nhiệt từ bên ngoài vào bên trong

Có hai loại kính Low-e phổ biến trên thị trường hiện nay: kính Low-e có độ xuyên thấu cao và kính Low-e kiểu che nắng.

Tác dụng chính của kính là giữ cho nhiệt độ trong môi trường bên trong ổn định, tạo điều kiện sống thoải mái.

  • Kính Low-e có độ xuyên thấu cao thường được sử dụng rộng rãi trong vùng khí hậu lạnh, vì nó cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua kính vào không gian bên trong, giúp tăng nhiệt độ tổng thể của công trình.
  • Kính Low-e kiểu che nắng phù hợp cho vùng khí hậu nóng. Nguyên nhân là vì nó có tỉ lệ xuyên thấp ánh sáng mặt trời. Đồng thời giúp chắn chắn ánh sáng mặt trời quá mạnh.

Đặc điểm của kính cản nhiệt là gì

Kính Low-E, được sản xuất theo công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức, được phát triển để tối ưu hóa việc giảm thiểu lượng tia cực tím và ánh sáng đi qua kính.

Đặc điểm của kính cản nhiệt
Đặc điểm của kính cản nhiệt
  • Kính Low-E có khả năng giảm thiểu lượng tia cực tím đi qua, giúp bảo vệ sức khỏe của người sử dụng bên trong công trình.
  • Sản phẩm duy trì lượng ánh sáng đi qua kính mà không làm mờ.
  • Kính Low-E có khả năng cách nhiệt tốt, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng và tiết kiệm năng lượng sưởi ấm/làm mát.
  • Với khả năng cách nhiệt, kính Low-E giúp giảm thiểu lượng nhiệt thoát ra ngoài, tạo ra một môi trường sống tiết kiệm
  • Sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến. Giúp giảm lượng khí thải và tác động đến môi trường.

Thông số kỹ thuật chi tiết của kính Low-e.

Hệ số truyền sáng: = 68% – 70%
Độ truyền qua tia UV: < 23%
Hệ số hấp thụ mặt trời: = 43% – 52%
Độ truyền năng lượng mặt trời: < 48%
Hệ số U-value: < 1.4 W/m2.K
Chi phí điện cho hệ thống điều hòa giảm gần 50%
Độ dày: 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 12mm
Màu sắc: trung tính (xám nhạt)
Có thể dùng ở 2 dạng : dạng kính hộp và kính dán
Có 4 kích thước:
  • 2250mm x 3210mm
  • 2250 mm x 3553 mm
  • 2550 mm x 3210 mm
  • 2550 mm x 3553 mm

Xem thêm: 50+ Mẫu Cửa Kính Cường Lực Đẹp Mới Nhất 2023

Phân loại các loại kính cản nhiệt phổ biến

Hiện tại trên thị trường người ta thường sử dụng 2 loại phổ biến là: Kính phủ cứng Low-E và kính phủ mềm Low-E

Kính phủ cứng Low-E được phủ lên bề mặt với một loại hợp chất kiểm soát nhiệt tốt. Sử dụng công nghệ nhiệt luyện (phủ cứng). Lớp phủ Low-E thụ động (lớp phủ cứng Low-E) được sản xuất bằng quy trình nhiệt phân, tạo ra một lớp phủ nhiệt phân.

Kính phủ cứng Low-E được phủ lên bề mặt với một loại hợp chất kiểm soát nhiệt tốt
Kính phủ cứng Low-E được phủ lên bề mặt với một loại hợp chất kiểm soát nhiệt tốt

Lớp phủ này được áp dụng trong quá trình sản xuất kính khi nó đang ở trạng thái nóng trên dây chuyền. Tạo ra một liên kết bền vững giữa lớp phủ và bề mặt kính. Kết quả là kính phủ cứng Low-E được tạo ra với những đặc điểm sau:

  • Độ phản chiếu ánh sáng: mức trung bình.
  • Mức độ thấu quang tối đa.
  • Giá rẻ, phù hợp
  • Phù hợp với nhiều thiết kế, kiến trúc và mục đích sử dụng.
  • Độ bền của mặt phủ cứng vĩnh viễn, dễ dàng gia công, cắt và uốn.
  • Sử dụng kính đơn để làm kính mờ trên các mặt dựng.
  • Đa dạng màu sắc, kiểu dáng,…

Xem thêm: Kính cách nhiệt chân không – Giải pháp cho không gian mát mẻ

Kính phủ mềm Low-E

Kính phủ mềm Low-E được phủ lên một loại hợp chất có tính năng kiểm soát nhiệt lượng tốt. Sử dụng công nghệ điện giải trong chân không. Lớp phủ mềm Low-E được sản xuất bằng quy trình lắng đọng hơi (MSVD). Nói dễ hiểu là lớp phủ được áp dụng cho kính cắt sẵn trong buồng chân không tại nhiệt độ phòng. 

Kính phủ mềm Low-E có độ phản chiếu ánh sáng cao
Kính phủ mềm Low-E có độ phản chiếu ánh sáng cao

Lớp phủ Low-E kiểm soát năng lượng mặt trời cần được niêm phong trong một đơn vị kính cách nhiệt (IG) hoặc nhiều lớp. Lớp lông mềm có độ phát xạ thấp hơn và hiệu suất kiểm soát năng lượng mặt trời vượt trội. 

Xem thêm: 10+ Mẫu cửa nhôm kính phòng ngủ được mua nhiều nhất 2023

Tính năng của kính phủ mềm Low-E là:

  • Độ phản chiếu ánh sáng cao.
  • Phù hợp cho nhiều thiết kế và kiến trúc.
  • Giá thành hợp lý.
  • Mặt phù mềm dễ trầy xước.
  • Màu sắc, chủng loại đa dạng.
  • Sử dụng kính đơn làm mờ ở mặt dựng với lớp phủ quay vào trong.
  • Hiệu năng tốt.

Xem thêm: Kính phun cát là gì? Công dụng

Tìm hiểu công nghệ sản xuất kính cản nhiệt Low-E

Kính cản nhiệt Low-E được sản xuất bởi 2 công nghệ phổ biến như sau:

Tìm hiểu công nghệ sản xuất kính cản nhiệt Low-E
Tìm hiểu công nghệ sản xuất kính cản nhiệt Low-E

Phương pháp trầm tích giải nhiệt

Đây là phương pháp mới, được áp dụng bởi một số công ty nổi tiếng ở Mỹ. Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc làm nóng kính trong dây truyền nhiệt độ cao. Khi kính đạt đến nhiệt độ chảy, một lớp màng mạ kim loại được phun lên bề mặt lỏng của kính. Khi kính dần làm nguội, lớp màng mạ này trở thành một phần không tách rời của kính. Do đó, nó có tính cứng và bền lâu.

Phương pháp trầm tích giải nhiệt mang lại nhiều ưu điểm quan trọng cho kính cản nhiệt Low-E. Một trong những ưu điểm là khả năng uốn cong của kính khi nó được nung nóng, cho phép sử dụng trong các thiết kế kiến trúc phức tạp. Đồng thời, kính cản nhiệt Low-E cũng có khả năng tùy chỉnh lớp màng mạ kim loại, tạo ra các biến thể khác nhau để phù hợp với yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Quá trình sản xuất diễn ra trong môi trường nhiệt độ cao và không có không khí. Điều này đảm bảo  lớp màng mạ được tạo nên chính xác và không bị ảnh hưởng bởi môi trường. 

Kính cản nhiệt Low-E sản xuất bằng phương pháp trầm tích giải nhiệt có khả năng giảm tia tử ngoại và nhiệt lượng đi qua kính, từ đó tạo ra một môi trường mát mẻ. 

Xem thêm: Hơn 20+ mẫu cửa lùa kính cường lực lùa MỚI

Phương pháp phun nổi chân không độc lập

Phương pháp phun nổi chân không độc lập là một kỹ thuật tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong sản xuất kính cản nhiệt Low-E. Các công ty hàng đầu trong ngành sản xuất kính áp dụng phương pháp này để tạo ra các sản phẩm kính Low-E chất lượng cao.

Ví dụ, công ty Intepei tại Bắc Mỹ sản xuất sản phẩm “LnplusNetetralR”, công ty PPG sản xuất “Sungatel00”, công ty Ford sản xuất “SunglasHRS”, và nhiều công ty khác cũng sử dụng phương pháp này.

Đầu tiên sẽ tạo ra một môi trường chân không độc lập. Kính được đặt trong buồng và quá trình phun mạ bắt đầu. Lớp màng mạ kim loại được phun lên bề mặt kính bằng phương pháp phun nổi chân không, tạo ra một lớp màng mỏng.

Quá trình sản xuất trong môi trường chân không độc lập đảm bảo tính ổn định và độ chính xác của lớp màng mạ kim loại. Đồng thời, phương pháp này cũng cho phép tạo ra các biến thể khác nhau của kính Low-E để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của thị trường.

Kính cản nhiệt Low-E sản xuất bằng phương pháp phun nổi chân không độc lập có khả năng kiểm soát tối ưu lượng tia tử ngoại và nhiệt lượng đi qua kính. 

Xem thêm: Mái kính cường lực – Nên sử dụng trong thiết kế ngoại thất?

So sánh Kính phản quang và kính cản nhiệt

Kính phản quang và kính cản nhiệt đều được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu xem 2 loại này có gì khác nhau ngay sau đây.

Đặc điểm Kính phản quang Kính cản nhiệt
Công nghệ sản xuất Xuất hiện từ lâu, nhiều nhà máy trên thế giới (có Việt Nam) có thể sản xuất Công nghệ mới, không phải nhà máy nào cũng sản xuất được
Đặc tính kỹ thuật Sử dụng để hạn chế nguồn sáng qua lớp kính Sử dụng để hạn chế nguồn nhiệt (kể cả không phải ánh sáng) qua lớp kính
Cấu tạo Được phủ trên bề mặt 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại. Tác dụng chính là phản lại ánh sáng mặt trời Được phủ lên trêb một loại hợp chất đặc biệt. Công dụng là giúp kính phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán.
Thường thì người ta chỉ sử dụng kính phản quang một phần, nhằm giảm cường độ ánh sáng đi vào trong.  Kính low-e thường được sử dụng với kính hộp để bảo vệ được lớp phủ bạc.

Xem thêm: Cập Nhật Báo Giá Cửa Nhựa Lõi Thép Mới Nhất 2023

Kết luận

Hy vọng hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ kính cản nhiệt là gì cũng như những ưu điểm vượt trội của nó. Có lẽ nhược điểm của kính low-e chính là giá thành của nó. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một số sản phẩm khác hợp lý hơn tại Adoor. 

Adoor là công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm kính chất lượng cao
Adoor là công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm kính chất lượng cao

Adoor là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm kính chất lượng cao. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Adoor đã xây dựng được danh tiếng vững chắc và trở thành một đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp giải pháp cho các dự án xây dựng và thiết kế.

Công ty cửa adoor đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Adoor cung cấp một loạt các sản phẩm kính đa dạng với nhiều lựa chọn về màu sắc, kiểu dáng và kích thước để phù hợp với mọi yêu cầu.

Xem thêm: Cửa Nhựa Lõi Thép Cách Âm – Giải Pháp Cách Âm Hiệu Quả Cho Không Gian Nhà Bạn

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp kính cản nhiệt đáng tin cậy, Adoor là một lựa chọn hàng đầu mà bạn có thể tin tưởng.

CỬA ĐẸP ADOOR VIỆT NAM

Bình chọn 5 sao cho bài viết
[Total: 0 Average: 0]