Miếng bánh nhượng quyền “béo bở” tại thị trường Việt Nam

Việt Nam hiện đang là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục sôi động trong những năm tới.

Chia nhau miếng bánh “béo bở” mang tên Việt Nam

Theo Bà Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Retail & Franchise Asia (Công ty chuyên tư vấn, đầu tư, cung cấp giải pháp cho ngành bán lẻ & nhượng quyền tại thị trường Việt Nam): Việt Nam hiện đứng thứ 8/12 thị trường hàng đầu được Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế xác định là có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu.

Ngoài các lĩnh vực tiềm năng cho các doanh nghiệp nhượng quyền như thực phẩm – đồ uống, giáo dục, thời trang thì ngành bán lẻ phân phối hàng hoá đang được nhiều doanh nghiệp tận dụng.
Cùng với đó, theo báo cáo của Nielsen năm 2018, Việt Nam được đánh giá là một trong 3 thị trường bán lẻ sôi động nhất tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Indonesia). Với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm, quy mô thị trường bán lẻ sẽ tăng gần 180 tỷ USD vào năm 2020, theo quy hoạch cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm (Theo bộ Công thương)

Cũng theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2018 đã có 203 chuỗi nhượng quyền đã vào thị trường Việt Nam, trong đó có 36% trong ngành phục vụ, 28% chuỗi trong các ngành dịch vụ giáo dục và 18% trong ngành thời trang… với các thương hiệu lớn từ châu u, Bắc Mỹ và châu Á.

Những con số trên cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu để thâm nhập thị trường và Việt Nam đang trở thành miếng bánh “béo bở” mà các doanh nghiệp nước ngoài đang cố chia nhau.

Mở rộng hệ thống và vươn ra thế giới

Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, mà xu hướng các doanh nghiệp Việt tận dụng phương thức nhượng quyền để xây dựng thương hiệu và mở rộng hệ thống cũng ngày càng gia tăng.

Tính đến năm 2016, một số thương hiệu Việt xây dựng chuỗi thông qua hình thức nhượng quyền có thể kể đến như Cộng Cafe với 25 cửa hàng khắp cả nước, 1.200 cửa hàng cafe Trung Nguyên, chuỗi 31 quán Phở Ông Hùng, 38 cửa hàng Phở 24,… Các doanh nghiệp đua nhau xây dựng thương hiệu bằng nhượng quyền và cũng đã đạt được những thành công cả trong và ngoài nước.

⇒ Nhượng quyền thương hiệu đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và cả ngoài nước. Vậy tại sao bạn không bắt tay với một thương hiệu uy tín của Việt Nam để cùng hợp tác phát triển thương hiệu Việt. Đưa thương hiệu Việt ra nước ngoài và có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Chương trình “Đầu tư và khởi nghiệp cùng Cửa đẹp Adoor” chính là dành cho bạn. Hãy liên hệ ngay số điện thoại 0915.67.67.64 Xem thêm: http://nhuongquyen.adoor.vn/

Bình chọn 5 sao cho bài viết
[Total: 0 Average: 0]