Chân nhện bắt kính là một phụ kiện quan trọng trong ngành xây dựng và trang trí nội thất. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết và cố định các mặt kính trong các công trình. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phụ kiện này được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Chân nhện bắt kính là gì? Cấu tạo
Chân nhện bắt kính là dòng phụ kiện có thiết kế gồm 4 chân. Nó được sử dụng với nhiệm vụ lắp đặt và bắt kính liên kết giữa các tấm kính cường lực với nhau.
Loại phụ kiện này được sử dụng cho các công trình có hệ kính cường lực mặt dựng, mái kính cường lực hoặc các vách kính lớn muốn lắp ghép lại với nhau. Với phụ kiện này, bạn sẽ không cần phải sử dụng đến khung gia cố.
Hiện nay, chân nhện bắt kính thường được làm bằng inox 304 với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau. Nằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi công trình lớn nhỏ.
Chân nhện bắt kính được cấu tạo từ các bộ phận chính sau đây:
- Thân chân nhện: Đây là bộ phận chính, có hình dạng giống chân nhện với các chân nhện nhỏ nối với mặt kính. Thân chân nhện thường được làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ để đảm bảo khả năng chịu lực.
- Cầu nối chân nhện: Bộ phận quan trọng để kết nối thân chân nhện với cấu trúc chính của công trình. Nó được thiết kế để đảm bảo độ bền cho hệ thống chân nhện.
- Bản mã chân nhện: Bộ phận có vai trò để giữ kính cố định với chân nhện. Nó thường được gắn trên các cạnh của kính. Dùng ốc, vít hoặc hệ thống kẹp để nối chặt với thân chân nhện. Bản mã chân nhện có thể điều chỉnh để đảm bảo việc lắp đặt kính chính xác nhất.
Ngoài ra, có các bộ phận khác như bulong, đai ốc, ốc vít, nút nhám,… để tăng tính chất bám dính và kết nối của hệ thống chân nhện với cấu trúc kính.
Công dụng nổi bật của chân nhện kính cường lực
Vậy, chân nhện bắt kính có những công dụng nổi bật gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
- Cố định kính: Đây là công dụng chính của chân nhện kính cường lực. Được sử dụng để gắn kết và cố định các tấm kính cường lực trong các công trình xây dựng. Tạo thành một vách kính lớn mà không cần sử dụng khung gia cố truyền thống.
- Tạo không gian mở và tầm nhìn thoáng đãng: Chân nhện kính cường lực có thiết kế tối giản, giúp tạo ra không gian mở. Điều này mang lại điểm nhấn cho công trình.
- Đảm bảo an toàn cho công trình: Chân nhện kính cường lực đảm bảo an toàn cho các tấm kính cường lực. Với khả năng chịu lực và độ bền cao, nó giữ cho kính ở vị trí cố định, đồng thời giảm nguy cơ tai nạn liên quan đến kính.
- Lắp đặt linh hoạt: Chân nhện bắt giữ kính có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên kính, cho phép tạo ra các thiết kế đa dạng mà không lo chiếm diện tích. Điều này cho phép linh hoạt trong việc xây dựng các công trình.
- Sử dụng đa dạng: Chân nhện bắt giữ kính có thể được sử dụng cho mái kính, vách kính mặt dựng hoặc vách kính cường lực lớn cố định. Chúng phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành xây dựng.
Xem thêm: Mẫu cửa nhôm lùa 1 cánh cao cấp 2023
Phân loại chân nhện spider bắt kính thông dụng
Sau đây là một số loại chân nhện bắt kính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Phân loại theo chất liệu
Dưới đây là các loại chân nhện spider bắt kính thông dụng được làm nhiều chất liệu khác nhau:
- Chân nhện bắt kính VVP: Đây là sản phẩm của VVP. Công ty chuyên sản xuất phụ kiện cửa kính chất lượng cao từ Thái Lan. Chân nhện VVP có giá thành hợp lý nên rất được ưa chuộng.
- Chân nhện bắt kính Inox 201: Loại chân nhện này được làm từ inox 201. Inox 201 đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ khi sử dụng. Đồng thời có giá thành tốt hơn so với những loại inox cao cấp khác.
- Chân nhện bắt kính Inox 304: được làm từ inox 304. Đây là loại inox cao cấp hơn inox 201. Inox 304 có hàm lượng inox cao hơn nên khả năng chống oxy hóa và độ bền dùng ngoài trời cũng tốt hơn loại Inox 201. Giá thành của chân nhện bắt kính Inox 304 cũng cao hơn so với loại Inox 201.
Xem thêm: Mẫu cửa phòng ngủ nhôm kính được ưa chuộng nhất 2023
Phân loại theo số lượng chân
Chân nhện bắt kính cũng có thể được phân loại dựa trên số lượng chân nhện. Mỗi loại chân nhện sẽ có ứng dụng khác nhau, cụ thể như sau:
- Chân nhện bắt kính 1 chân: Loại này có một chân nhện để gắn kính với tường. Chân nhện 1 chân thường được sử dụng để tạo sự cố định cho kính. Giúp nó không bị di chuyển hoặc lệch hướng. Loại này được sử dụng phổ biến để gắn kính vách ngăn hoặc cửa kính vào tường.
- Chân nhện bắt kính 2 chân 90 độ: Chân nhện được sử dụng để gắn hai miếng kính vuông góc với nhau. Giúp gắn kính và tạo ra các kết cấu vuông góc.
- Chân nhện bắt kính 2 chân tạo góc 180 độ: Loại này cũng có hai chân nhện, nhưng chúng tạo thành một góc 180 độ. Chân nhện này được sử dụng để gắn hai tấm kính thẳng hàng với nhau, tạo ra các kết cấu kéo dài.
- Chân nhện bắt kính có 4 chân: Đây là loại chân nhện có bốn chân, mỗi chân gắn vào một góc của kính. Chân nhện 4 chân được sử dụng để nối bốn tấm kính lại với nhau. Tạo thành một cấu trúc vững chắc.
Xem thêm: Vách kính Spider chân nhện là gì? Xu hướng thiết kế hiện đại
Ưu điểm chân nhện đỡ kính
Ngoài công dụng tuyệt vời mà nó mang lại thì chân nhện bắt kính còn được sử dụng bởi nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Chân nhện bắt kính là một giải pháp thiết kế độc đáo để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sự kết hợp giữa kính trong suốt và chân nhện thay thế các phụ kiện và khung kính truyền thống. Vì vậy, cấu trúc cũng gọn nhẹ hơn. Chân nhện bắt kính cũng giúp mở rộng không gian và tạo nên một vẻ đẹp thoáng đãng cho công trình.
- Độ bền cao, đảm bảo an toàn, chắc chắn
Inox được sử dụng thường là inox 304 hoặc inox 201 có độ bền cao, chống oxy hóa, ăn mòn từ các yếu tố bên ngoài. Ở giữa kính và chân nhện sẽ có đệm cao su đảm bảo độ khít. Do đó, dù kính dày hay mỏng vẫn sẽ được gắn cố định, đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Cửa nhựa lõi thép chống cháy có tốt không?
- Tạo tầm nhìn thoáng đãng
Chân nhện bắt kính giúp mở rộng không gian trong công trình. Với sự kết hợp giữa kính trong suốt và chân nhện tinh tế, cho phép ánh sáng tự nhiên đi qua. Các chân nhện được thiết kế để hạn chế sử dụng khung kính truyền thống, giúp tối ưu hóa ánh sáng. Điều này tạo cảm giác thoải mái, và góp phần tạo nên không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng
Thiết kế đơn giản của chân nhện giúp việc lắp đặt trở nên nhanh chóng. Các bộ phận như thân chân nhện, cầu nối, bản mã, vít được thiết kế dễ dàng lắp ráp. Điều này giúp giảm thời gian và công sức thi công. Đồng thời giảm thiểu khả năng gặp sự cố trong quá trình lắp đặt.
Xem thêm: Cửa nhôm kính giá bao nhiêu? Báo giá chi tiết 2023
Adoor thi công lắp đặt mặt dựng kính, cửa cường lực chất lượng
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị giúp lắp đặt mặt dựng kính, cửa cường lực chất lượng, có thể tham khảo Adoor.
Adoor là một công ty chuyên về thi công lắp đặt mặt dựng kính, cửa cường lực cao cấp. Với nhiều năm kinh nghiệm, Adoor đã xây dựng được uy tín với nhiều dự án thành công.
Xem thêm: TOP mẫu cửa nhôm 1 cánh HOT nhất 2023
Công ty cửa adoor luôn đảm bảo tất cả các sản phẩm của mình đều đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng. Để đạt được điều này, chúng tôi chỉ sử dụng các vật liệu và phụ kiện chất lượng cao, đảm bảo tính bền vững của công trình.
Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu, đảm bảo thi công thực hiện chính xác. Adoor cung cấp các giải pháp tùy chỉnh để phù hợp với yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
Adoor chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng thông qua các cam kết sau:
- Cam kết sản phẩm chất lượng cao nhất. Tất cả các sản phẩm được sản xuất và lắp đặt đều tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo tính bền vững, độ an toàn và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao nhất.
- Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn khách hàng 24/7 một cách tốt nhất. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
- Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra sau khi lắp đặt, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Adoor luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Cam kết đáp ứng mọi yêu cầu với sự chuyên nghiệp nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn rõ hơn!
CỬA ĐẸP ADOOR VIỆT NAM