5 Loại tay nắm cửa nhựa lõi thép phổ biến trên thị trường

Cửa kính nhựa lõi thép đang dần thay thế nhiều dòng cửa khác. Để có được điều đó thì phụ kiện quyết định một phần không hề nhỏ. Trong đó tay nắm cửa đóng một vai trò lớn trong toàn bộ bộ cửa. Vậy bạn đã biết tay nắm cửa nhựa lõi thép gồm những loại nào chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Adoor (Adoor.com.vn) để hiểu rõ hơn nhé!

1. Tay nắm cửa nhựa lõi thép có vai trò gì?

Theo như các nhà sản xuất, việc lắp đặt một chiếc tay nắm cho cửa luôn là bước cuối cùng trong quá trình thi công cửa. Nó có thể không được gia công ngay tại nhà máy. Mà được lắp đặt trực tiếp sau khi những khung cửa được đặt ngay ngắn trên các toà nhà. Vì thế, những chiếc tay nắm luôn bị đề cập qua loa sau cùng, hoặc thậm chí bị bỏ quên.

Tay nắm cửa nhựa lõi thép có vai trò gì
Vai trò của tay nắm cửa nhựa lõi thép

Tuy nhiên đối với người dùng, điều họ chú ý đầu tiên khi mở cửa chính là nằm trong những chiếc tay nắm nhỏ bé. Đối với mỗi cánh cửa, tay nắm chính là giao diện. Nó giống như hộp số và vô lăng của chiếc ô tô, hay hệ thống điều khiển của chiếc điện thoại.

Những chiếc tay nắm không chỉ đơn giản là công cụ để mở đóng. Nó còn đóng vai trò như một điểm nhấn về thẩm mỹ. Và một giải pháp nâng cao sự an toàn, hữu ích cho cửa. Vì thế, tay nắm đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho bộ cửa nhựa lõi thép.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Tay nắm cửa đi

2. Các loại tay nắm cửa nhựa lõi thép

Hiện nay có 5 loại phổ biến như sau: Tay nắm cài, tay nắm ổ khóa, tay nắm đơn điểm, tay nắm thanh chuyển động và tay nắm chữ D.

2.1 Tay nắm cài cửa nhựa lõi thép

Tay nắm cài là loại tay nắm chỉ phù hợp cho cửa sổ. Tay nắm loại này không hỗ trợ ổ khoá. Nó thường được sử dụng cho cửa sổ mở hất. Khi đóng lại sẽ chốt then cài giúp cửa khoá từ bên trong. Người bên ngoài không thể mở được.

tay nắm cửa nhựa lõi thép
Loại tay nắm cài

2.2 Tay nắm có ổ khoá

Loại tay nắm có ổ khoá thường được sử dụng cho hệ cửa đi như: cửa chính, cửa thông phòng, cửa phòng ngủ lẫn cửa ban công. Sử dụng tay nắm có ổ khoá sẽ giúp việc khoá cửa vừa dễ dàng, vừa tiết kiệm.

tay nắm cửa nhựa lõi thép
Tay nắm có ổ khóa

2.3 Tay nắm đơn điểm cho cửa nhựa lõi thép

Tay nắm đơn điểm không được đánh giá cao về độ an toàn khi sử dụng cho cửa nhựa lõi thép. Chính vì thế loại tay nắm này chỉ sử dụng cho cửa phòng, cửa toilet, hoặc những cửa không quan trọng.

Tay nắm đơn điểm
Tay nắm đơn điểm

Cửa khi khóa hẳn thường sẽ có một điểm khóa duy nhất. Khi cửa khi đóng sẽ được giữ lại ngay bởi một lẫy gà trên thân khóa.

Với cửa nhựa lõi thép, tay nắm cửa cũng được phân chia thành nhiều kiểu khác nhau, mỗi loại đều yêu cầu đồng bộ với từng mẫu cửa nhựa. Để biết cửa nhựa lõi thép mà bạn đang sở hữu cần phụ kiện tay nắm cửa như thế nào? Cần thêm những loại phụ kiện khác không? Hãy tham khảo tại 50+ Mẫu Cửa Nhựa Lõi Thép Đẹp [1 Cánh, 2 Cánh, 4 Cánh Mở Quay] Được Ưa Chuộng Hiện Nay.

2.4 Tay nắm thanh chuyển động

Loại tay nắm này thường được sử dụng cho cửa chính. Vì nó có khả năng chống trộm cực kỳ tốt. Tùy theo kích thước chiều cao của cửa nhựa lõi thép mà sử dụng độ dài thanh khác nhau.

tay nắm cửa nhựa lõi thép
Tay Nắm thanh chuyển động

2.5 Tay nắm chữ D cửa nhựa lõi thép

Tên gọi khác của tay nắm chữ D là khoá bán nguyệt. Cửa mở xếp trượt và cửa lùa là hai dòng thường sử dụng tay nắm chữ D nhiều nhất.

tay nắm cửa nhựa lõi thép
Tay nắm chữ D

Tuỳ theo mỗi loại cửa mà ta chọn loại tay nắm cho phù hợp. Không nên sử dụng sai chức năng.

3. Những lưu ý khi chọn tay nắm cửa nhựa lõi thép

Phụ kiện cửa nhựa lõi thép là một dạng phụ kiện đồng bộ. Có nghĩa là không thể sử dụng phụ kiện của các loại cửa khác gắn vào được. Mà chỉ có những phụ kiện được thiết kế dành riêng cho dòng cửa này gắn mới được và sử dụng trơn tru. Chính vì thế khi lựa chọn tay nắm các bạn cần chú ý một vài điều như sau:

3.1. Lựa chọn tay nắm theo từng chức năng của cửa

Khi sử dụng đúng chức năng của bộ khóa cửa, người dùng sẽ cảm nhận được sự tiện lợi, an toàn, sử dụng dễ dàng hơn. Và khi gặp sự cố có thể nhanh chóng thoát ra ngoài theo cách nhanh nhất.

tay nắm cửa nhựa lõi thép
Lửa chọn tay nắm theo từng chức năng cửa
  • Tay nắm cửa sổ trượt chỉ có thể gắn trên cửa trượt, cửa đi trượt, cửa đi mở quay, gắn bên ngoài của cửa sổ mở quay ra ngoài. Không thể gắn bên trong cho cửa sổ mở quay ra ngoài.
  • Các tay nắm khóa loại khác nhau, sẽ khác nhau về tim tay, tim lõi khóa. Nên cũng không dùng tay khóa này gắn lên tay khóa kia.
  • Ở một số tay cầm sẽ có những phụ kiện khác đi kèm theo. Nên nếu chỉ hư tay nắm bạn cũng phải mua nguyên bộ đó. Chẳng hạn như các loại khóa cửa nhựa lõi thép cho cửa đi.

Để mua tay nắm chuẩn cho loại cần thay thế, hay chuẩn theo loại cửa bạn cần lắp. Bạn nên chụp hình hoặc gửi mẫu cho cửa hàng để được tư vấn đúng loại. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm cả vấn đề giá cả của từng loại tay nắm cửa có thể xem chi tiết tại báo giá cửa nhựa lõi thép Adoor.

3.2 Lựa chọn tay nắm cửa nhựa lõi thép theo kiểu dáng

Chọn lựa cũng cần chú ý đến kiểu dáng tay. Về kiểu dáng tay nắm khá là phong phú và đa dạng. Từ những hình tròn cân xứng, đến hình đích ly ấn tượng, hay hình ống trụ, hình tròn dẹt, tay nắm cong chữ c…

Tay nắm cửa nhựa đẹp
Tay nắm cửa nhựa đẹp

Tùy vào lối thiết kế riêng của mỗi công trình mà bạn chọn lựa kiểu dáng sao cho hài hòa giữa phụ kiện với cửa và toàn bộ không gian kiến trúc của căn phòng. Lựa chọn được tay nắm cửa nhựa lõi thép không phải là  việc dễ dàng, việc bảo quản nó càng khó khăn.  Vậy bạn đã biết cách bảo quản cửa nhựa lõi thép chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết ngay nhé.

4. Các hãng tay nắm cửa nhựa lõi thép chất lượng nhất hiện nay

Trong ngành cửa nhựa cũng có rất nhiều công ty sản xuất tay nắm uy tín và chất lượng, điển hình như: Hãng phụ kiện GQ, hãng Roto Frank, hãng GU, hãng Kinlong, hãng Hopo, Rita, Winkhaus… Hiện nay có rất nhiều loại phụ kiện khác nhau, hàng giả hàng nhái không thể phân biệt được. Vì vậy để chọn được tay nắm chính hãng bạn nên mua ở những đơn vị cung cấp uy tín.

Trên đây là bài viết về tay nắm cửa nhựa lõi thép. Adoor MVKVN hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm khi chọn phụ kiện cửa nhựa lõi thép. Nếu còn vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với công ty qua hotline 0915.67.67.64.

==> Có Thể Bạn Quan Tâm:

Bình chọn 5 sao cho bài viết
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *